4 Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa

Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế như hiện nay, để khởi nghiệp kinh doanh với điều kiện tài chính còn eo hẹp là điều dương như rất khó khăn. Tuy nhiên, có một số loại kinh doanh lại không quá kén về tài chính, dù trong tay không có nhiều vốn, bạn vẫn có thể bắt đầu kinh doanh với quy mô phù hợp. Mở tiệm tạp hóa là một trong những hướng đi như vậy.

4-kinh-nghiem-mo-cua-hang-tap-hoa

1. Lựa chọn địa điểm

Thường thì các tiệm tạp hóa phù hợp với tất cả các địa điểm bởi sản phẩm của loại hình này tương đối đa dạng, cần thiết và gần gũi với cuộc sống thường nhật của người dân. Tuy nhiên, đối với những cá nhân có ý định mở cửa hàng tạp hóa với quy mô lớn, thì lựa chọn điạ điểm đây là một trong những yếu tố quan trọng. Khi xác định mở một cửa hàng tạp hóa lớn, nên chọn địa điểm dân cư đông đúc, kinh tế phát triển. Tại những địa điểm như vậy, nhu cầu mua sắm các mặt hàng chất lượng, có thương hiệu sẽ nhiều hơn, tương xứng với những sản phẩm chất lượng cao mà một cửa tiệm tạp hóa có quy mô cần phải có.

2. Tìm nguồn hàng giá rẻ

Trước khi mở cửa hàng nên tham khảo giá ngoài thị trường, chỗ nào rẻ, chất lượng sản phẩm tốt thì nhập, hoặc có thể liên hệ trực tiếp với tư vấn phụ trách ngành hàng siêu thị mini, cửa hàng tự chọn… Đồng thời, cửa hàng có thể liên hệ các nhà sản xuất để được cung cấp giá sỉ và nhận trực tiếp các ưu đãi về giá, các chương trình quảng cáo, khuyến mại cụ thể.

3. Khảo sát nhu cầu của dân cư khu vực

Chủ hàng cần tiến hành khảo sát khu vực dân cư là một trong những bước cần thiết để mở tiệm như: mật độ, đối tượng dân cư, thu nhập… Đối với những tiệm buôn bán nhỏ tại nhà, nên xác định đối tượng dân cư tại nơi sinh sống chủ yếu là công nhân, trung lưu hay thượng lưu,… để lựa chọn các mặt hàng kinh doanh cho phù hợp. Đây là điều tối quan trọng. Để tránh được những rủi ro trong bước này, bạn hãy quan sát những cửa hàng gần mình nhất xem họ bán gì, giá bao nhiêu, so với giá buôn họ lãi như thế nào và tham khảo nhận xét của người dân trong khu vực về thái độ phục vụ, những mặt hàng còn thiếu, những điểm hạn chế là gì. Từ đó mới thiết lập phải đưa vào danh sách những mặt hàng cần phục vụ. 

4. Đa dạng hóa mặt hàng

Căn cứ vào việc khảo sát mức thu nhập và mật độ dân để tiệm nhập các mặt hàng phù hợp. Đối với cửa hàng tạp hóa nhỏ, nên nhập mặt hàng thiết yếu như: mắm, muối, mì chính, đường... Còn các cửa hàng tạp hóa lớn hơn, cần nhập thêm các mặt hàng có thương hiệu uy tín, các sản phẩm chất lượng cao như: sữa bột, bánh kẹo cao cấp, rượu vang… Ngoài ra có thể nhập thêm một số hàng xách tay để bán. Khi nhập hàng, chủ tiệm cần chú trọng số lượng sao cho đủ tiêu chuẩn để hưởng khuyến mại và chiết khấu của nhà cung cấp.

Thời gian đầu mới mở cửa hàng bạn sẽ rất bận rộn, phải tự đóng vai nhân viên tư vấn, thu ngân, kiểm kho hay kế toán, với khối lượng công việc lớn mà chỉ dùng sổ sách chép tay sẽ dễ dẫn tới nhầm lẫn. Nên cân nhắc đến các công cụ hỗ trợ phổ biến như phần mềm quản lý bán hàng tạp hóa để giúp tiết kiệm thời gian, gia tăng hiệu quả với đầy đủ những tính năng về quản lý hàng hóa không giới hạn số lượng. Đồng thời báo cáo tài chính giúp hoạch định được con số cụ thể về doanh thu, lợi nhuận, chủ cửa hàng sẽ giảm thiểu tới 30% thất thoát mà chi phí mỗi ngày chỉ bằng một ly trà đá 3.000 đồng.

Đăng ký DÙNG THỬ MIỄN PHÍ NGAY Phần mềm quản lý bán hàng phan mem quan ly ban hang!

KiotViet - Phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất

  • Với 40.000 cửa hàng sử dụng
  • Giá chỉ từ: 3.000đ/ ngày

 

 

Bài viết liên quan

Facebook

Bài viết mới nhấtXem nhiều nhất