5 kinh nghiệm nhập bánh kẹo ngoại dịp Tết cho cửa hàng tạp hoá

Trong mỗi dịp Tết, bánh kẹo, thực phẩm là những mặt hàng không thể thiếu, không chỉ dùng cho gia đình mà còn phục vụ nhu cầu làm quà tặng. Những hộp bánh, gói kẹo trong nước ngày càng nâng cao hơn về cả chất lượng và mẫu mã để thu hút khách hàng. Tuy nhiên, người Việt còn xu hướng “sính ngoại” do đó, bánh kẹo ngoại vẫn là lựa chọn của đa số người tiêu dùng Việt trong dịp Tết. phan mem quan ly ban hang xin chia sẻ 1 vài kinh nghiệm lấy bánh kẹo ngoại cho cửa hàng tạp hóa của bạn trong dịp Tết Ất Mùi sắp tới.

Bánh_-_ngoại_-_nhập

1. Nghiên cứu và xác định nhu cầu của khách hàng mục tiêu

Trước khi nhập bánh kẹo ngoại về để kinh doanh, bạn cần nghiên cứu về thu nhập của khách hàng mục tiêu là bao nhiêu, họ có thói quen tiêu dùng như thế nào, thương hiệu kẹo được yêu thích là gì?. Tìm hiểu về những vấn đề này không chỉ giúp xác định nhu cầu khách hàng mà còn giúp bạn dự trù được chi phí và nguồn hàng phù hợp cho công việc kinh doanh.

2. Chú ý đảm bảo nguồn hàng chất lượng

Trong dịp Tết, nhu cầu về bánh kẹo cho gia đình và mang đi biếu tặng tăng lên. Do đó, bánh kẹo ngoại yêu cầu cao về mẫu mã và chất lượng. Tuy nhiên, càng gần Tết, thị trường bánh kẹo ngoại càng trở nên hỗn loạn với hàng giả, hàng nhái tràn lan trên thị trường. Theo kinh nghiệm của những chủ cửa hàng tạp hóa có nhiều năm kinh doanh bánh kẹo ngoại, để lấy được nguồn hàng đảm bảo chất lượng bạn cần chú ý nhiều điểm. Trước tiên phải nắm bắt được chính xác đặc điểm chi tiết của loại bánh thật để so sánh. Ngoài việc so sánh hoa văn, họa tiết nhãn mác, tem nhập khẩu, theo kinh nghiệm từ các chủ cửa hàng chuyên nhập bánh kẹo ngoại chia sẻ, màu sắc và đường nét của hàng giả thường không sắc nét như hàng thật.

3. Trực tiếp đi lấy hàng

Hình thức này phù hợp với nguồn bánh kẹo từ các nước gần Việt Nam như Thái Lan, In-đô-nê-xi-a,… Sang trực tiếp các quốc gia để tìm và lấy nguồn hàng trực tiếp ở nước ngoài giúp rút ngắn các hình thức trung gian, “buôn tận gốc, bán tận ngọn”. Với cách nhập hàng này, các chủ cửa hàng sẽ giảm đáng kể chi phí giá mua sản phẩm và tìm được mối hàng đảm bảo uy tín, chất lượng. Tuy nhiên, chủ của hàng phải tính toán chi phí phát sinh như đi lại, ăn uống, xuất nhập cảnh ở nước ngoài để có quyết định có lợi nhất. Với cách nhập hàng này, thường chỉ có các chủ cửa hàng có nhiều kinh nghiệm và lấy số lượng hàng lớn mới chọn phương án lấy hàng này.

4. Làm đại lý cho các doanh nghiệp cung ứng bánh kẹo nhập khẩu

Theo kinh nghiệm của nhiều chủ cửa hàng tạp hóa, lựa chọn phân phối hàng hóa từ các doanh nghiệp nhập khẩu bánh kẹo thực phẩm là giải pháp khá tối ưu. Việc chọn nguồn phân phối này giúp bạn yên tâm hơn về chất lượng và thuận tiện trong việc vận chuyển. Tuy nhiên, vào dịp Tết, nhu cầu về bánh kẹo ngoại gia tăng, nếu không có kế hoạch đặt hàng phù hợp, cửa hàng tạp hóa của bạn có thể không được cung ứng hàng kịp thời gây ảnh hưởng đến việc kinh doanh của cửa hàng. Một số doanh nghiệp mà các chủ cửa hàng hay phân phối bánh kẹo ngoại như Công Ty TNHH Thương Mại Lá Phong, Công Ty Cổ Phần Sô Cô La Bỉ…

5. Đặt hàng qua mạng

Ngoài các nguồn hàng trên, các chủ cửa hàng tham khảo thêm kênh đặt hàng trên các website của nước ngoài. Hình thức này ngày càng được nhiều chủ cửa hàng lựa chọn do không cần phải đi lại mà vẫn lựa chọn được nhiều hàng hóa đa dạng, chất lượng đảm bảo với mức giá khá rẻ. Đặt hàng qua mạng có những ưu việt với cách thức nói trên, vừa giúp bạn tiết kiệm được thời gian, công sức, không chỉ thế, bạn còn có thể so sánh giữa nhiều nguồn cung cấp khác nhau. Tuy nhiên cách thức này cũng chứa khá nhiều rủi ro cho các shop vì mua sản phẩm qua hình ảnh khó kiểm chứng được chất lượng, mẫu mã sản phẩm trên thực tế. Vì vậy, bạn cần tham khảo qua những người có kinh nghiệm để lựa chọn được nguồn hàng đảm bảo.

KiotViet - Phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất

  • Với 40.000 cửa hàng sử dụng
  • Giá chỉ từ: 3.000đ/ ngày

 

 

Bài viết liên quan

Facebook

Bài viết mới nhấtXem nhiều nhất