By N.T.T.Huong
Ngành bán lẻ liên tục thay đổi đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải tự làm mới mình, bắt kịp với những biến động mới của thị trường. Cùng với công nghệ Internet, các trang web đánh giá và các mạng xã hội, người tiêu dùng ngày càng nắm bắt được nhiều thông tin và trở nên khó tính hơn bao giờ hết. Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là cần phải chú trọng tới yếu tố khách hàng, nhạy bén với các thay đổi của thị trường và các xu hướng mới.
Dưới đây là 5 gợi ý để bạn có thể cải thiện tình hình kinh doanh bán lẻ của mình:
Hãy dành thời gian xem lại số liệu hoạt động kinh doanh của cửa hàng năm trước và so sánh với số liệu năm hiện tại. Đánh giá hiệu quả các chiến lược mà bạn đã áp dụng đồng thời đặt ra mục tiêu mới căn cứ trên các số liệu kinh doanh đã đạt được, cùng kế hoạch và lộ trình triển khai chi tiết.
Số liệu kinh doanh chính xác sẽ là cơ sở để bạn đưa ra những nhận định đúng đắn và kịp thời. Có nhiều phương pháp lưu trữ dữ liệu kinh doanh như ghi sổ, dùng excel và sử dụng phần mềm. Trong đó việc sử dụng phần mềm bán hàng được đánh giá là phương pháp tiên tiến, tối ưu nhất giúp bạn quản lý dữ liệu một cách chính xác và hệ thống, đảm bảo loại trừ mọi sai sót so với các phương pháp quản lý truyền thống.
Sẽ không bao giờ là thừa cho việc đầu tư vào marketing. Phần lớn các nhà bán lẻ thường tạm dừng hoạt động marketing để cắt giảm chi phí trong thời điểm này, tuy nhiên không triển khai marketing đồng nghĩa với việc bạn không có cơ hội phát triển và tiếp cận với khách hàng.
Bạn sẽ thành công khi thông điệp của bạn là những gì khách hàng muốn nghe, vì vậy khảo sát mong muốn của khách hàng và xây dựng một thông điệp marketing phù hợp, đều đặn là những gì bạn cần làm để thu hút khách hàng, gia tăng doanh số.
Cách tốt nhất để khách hàng luôn hứng thú với cửa hàng của bạn là luôn luôn cập nhật những sản phẩm mới và hấp dẫn. Tuy nhiên, trước khi đưa vào một sản phẩm mới, hãy cân nhắc về khả năng đem lại lợi nhuận và mức độ phù hợp của sản phẩm với hoạt động kinh doanh của cửa hàng. Việc theo dõi doanh số của sản phẩm sau đó sẽ giúp bạn đánh giá mức độ phù hợp và phản ứng của khách hàng đối với sản phẩm mới.
Một lưu ý khi lựa chọn nhà cung cấp đó là không chỉ tập trung vào giá nhập hàng, mà cần xem xét tổng thể các yếu tố chi phí vận chuyển, các điều khoản bán hàng cũng như uy tín của nhà cung cấp thông qua các tài liệu giới thiệu, tham khảo bạn bè và so sánh với các đối thủ cạnh tranh. Hãy dành thời gian để lựa chọn nhà cung cấp phù hợp, xây dựng mối quan hệ lâu dài, đây sẽ là nền tảng cho sự thành công của bạn.
Khách hàng chính là yếu tố then chốt quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp, trong thời kỳ kinh tế thị trường với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt khách hàng sẽ có rất nhiều sự lựa chọn khi quyết định bỏ tiền cho một sản phẩm hay dịch vụ nào. Điều đó có nghĩa khách hàng có thể rời bỏ bạn bất cứ lúc nào nếu các chính sách của bạn không làm vừa lòng họ.
Bên cạnh việc cung cấp các sản phẩm chất lượng với mức giá cạnh tranh và dịch vụ khách hàng chu đáo, việc xây dựng các chính sách tri ân khách hàng cũng cần được chú trọng. 80% doanh thu sẽ đến từ 20% tổng số khách hàng của bạn. Vì vậy, việc nắm bắt được các khách hàng thân thiết và xây dựng chính sách tri ân đặc biệt (giảm giá, quà tặng, chúc mừng sinh nhật …) sẽ là nền tảng để bạn có được một nguồn khách hàng trung thành, đảm bảo sự ổn định của doanh số bán hàng.