Buôn bán MỸ PHẨM HANDMADE - cẩn thận ăn trái đắng!

Khoảng 5 năm trở lại đây, trào lưu mỹ phẩm handmade nở rộ trên các diễn đàn, trang mạng xã hội, chị em rỉ tai nhau đủ các loại sản phẩm làm đẹp như son môi, kem dưỡng, kem làm trắng tự chế, thành phần tự nhiên, giá lại rẻ. Nắm xu thế này, ý tưởng làm giàu từ buôn bán mỹ phẩm handmade được ra đời. Tuy nhiên, mỹ phẩm handmade ẩn chứa nhiều nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng, gây khó khăn trong kinh doanh mà không phải ai cũng biết.

buon-ban-my-pham-handmade-can-than-an-trai-dang

Tuy nhiên, hãy theo dõi 3 nguy cơ dưới đây để đưa ra quyết định đúng đắn cho việc kinh doanh của mình.

1. Tràn ngập hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ

buon-ban-my-pham-handmade-can-than-an-trai-dang

Hàng ngày, tivi, báo chí vẫn thường xuyên đưa tin về mỹ phẩm handmade khiến người kinh doanh cũng như khách hàng vô cùng hoang mang, đại loại như “Phát hiện 300 hộp kem trộn trắng da không rõ nguồn gốc”, “Sự thật về những thỏi son tự chế và lưỡi hái tử thần”,... Mỹ phẩm handmade được hiểu đơn giản là mỹ phẩm tự sản xuất tại nhà, từ các thành phần nguyên liệu tự nhiên, có mức giá vừa tầm và “lành tính” cho da.

Những người kinh doanh có 2 cách tìm nguồn hàng kinh doanh mỹ phẩm handmade, một là tự nghiên cứu và sản xuất, hai nhập hàng từ các nguồn handmade khác. Nếu không thận trọng, rất có thể nhập phải hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc gây ảnh hướng đến sức khỏe người tiêu dùng. Hãy là những người kinh doanh tỉnh táo!

Theo thông tin từ Cục Quản Lý Dược, Bộ Y Tế, các tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm phải có giấy phép đăng ký kinh doanh và sản xuất dựa tuân thủ nguyên tắc quy định của pháp luật. Khi nhập hàng, các chủ cửa hàng cần dựa trên giấy tờ chứng nhận, giấy trắng mực đen chứ đừng kinh doanh bằng “niềm tin”, “uy tín”. Đặc biệt, tránh xa những nguồn hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không có thông tin, thương hiệu rõ ràng.

2. Khó kiểm soát thành phần chất lượng

buon-ban-my-pham-handmade-can-than-an-trai-dang

Đánh đúng tâm lý chị em lo sợ các thành phần hóa chất trong mỹ phẩm, những cái tên handmade có chứa thảo dược, thành phần thiên nhiên xung quanh đời sống như dầu dừa, bột cám gạo, phấn ong, son bơ... dễ gây thiện cảm hơn cả. Tuy nhiên, chiết xuất ra sao, độ PH như thế nào, có cho thêm chất làm trắng acid AHA, AHB, chất làm đẹp da corticoid hay không thì rất khó kiểm chứng và đo lường bằng mắt thường. Khi sản xuất mỹ phẩm handmade, nhiều người lạm dụng chất bảo quản để kéo dài thời hạn sử dụng của sản phẩm. Nếu hàm lượng này vượt quá mức cho phép sẽ gây dị ứng và ảnh hưởng sức khỏe.

Trên thị trường tồn tại rất nhiều nguồn hàng giá rẻ, “cam kết 100% thiên nhiên”, “đền tiền gấp 100 lần nếu phát hiện hàng giả hàng nhái”, khiến những người kinh doanh tạm yên tâm mà nhập hàng về bán, mà không hề đo lường được thành phần, nồng độ.

Để hạn chế rủi ro người kinh doanh có thể nhận biết mỹ phẩm kém chất lượng như sau:

- Màu sắc: khá nổi bật, màu rợ, nhòe.

- Mùi thơm: gắt và nồng.

- Mẫu mã: bao bì đơn giản, không có nhãn mác, không ghi thành phần, hạn sử dụng, nơi sản xuất,...

- Cảm giác khi thoa khó thẩm thấu, dày và nặng.

- Đặc biệt, dấu hiệu ngứa, đỏ, rát, nổi mụn, bong tróc,... cực kì nguy hiểm cho người dùng.

- Quan trọng nhất, người bán hàng cần có kiến thức căn bản và  biết cách tự sản xuất mỹ phẩm handmade để kiểm soát thành phần, chất lượng sản phẩm.

3. Không phải "cứ tự nhiên là sẽ an toàn"

buon-ban-my-pham-handmade-can-than-an-trai-dang

Trên thực tế, có rất nhiều sản phẩm chất lượng tốt, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, quy trình sản xuất đảm bảo nghiêm ngặt theo quy định, nhưng  khi sử dụng vẫn bị dị ứng, mẩn đỏ,... Nguyên nhân là do mỗi người có một cấu trúc da khác nhau, không phải thành phần tự nhiên nào cũng phù hợp và lành tính với họ. Có những trường hợp phải điều trị da mặt hàng tháng trời chỉ vì dùng dầu dừa cho da nhờn mà không phải dầu oliu.  Vì vậy, những người kinh doanh phải bổ sung kiến thức, là người có hiểu biết về công dụng các thành phần, để bán hàng đúng người, tư vấn đúng thông tin, tránh những rủi ro ảnh hưởng uy tín kinh doanh, làm ăn lâu dài.

Ngoài ra, để kinh doanh hiệu quả cao, hãy trải nghiệm phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất hiện nay. Hàng trăm sản phẩm với các mức giá khác nhau, số lượng hết, số lượng còn, tình hình bán ra, nhập vào, đều được cập nhật trên hệ thống, giúp nhân viên và quản lý dễ dàng kiểm tra thông tin một cách chính xác, nhanh chóng.

KiotViet - Phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất

  • Với 40.000 cửa hàng sử dụng
  • Giá chỉ từ: 3.000đ/ ngày

 

 

Bài viết liên quan

Facebook

Bài viết mới nhấtXem nhiều nhất