Kinh nghiệm QUẢN LÝ CHUỖI CỬA HÀNG bán lẻ hiệu quả

Với những lợi thế về quy mô dân số, tốc độ tăng trưởng thương mại bán lẻ 12%/năm, Việt Nam được xem là mảnh đất màu mỡ để xây dựng và phát triển chuỗi cửa hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Song song với những lợi ích khi mở rộng quy mô từ cửa hàng lên chuỗi bán lẻ là gia tăng sự nhận biết thương hiệu và doanh số, có không ít những vấn đề mà nhà quản lý phải quan tâm.

Hầu hết các nhà đầu tư cửa hàng bán lẻ thường kinh doanh khá hiệu quả ở cửa hàng đầu tiên, từ tạp hóa, thời trang, dược phẩm đến café, ăn uống... đều kinh doanh có lãi. Nhưng khi mở đến cửa hàng thứ 2, thứ 3 lại bắt đầu tỏ ra không hiệu quả. Doanh số những cửa hàng mới mở thường nhỏ hơn rất nhiều so với các cửa hàng đầu tiên.

kinh-nghiem-quan-ly-chuoi-cua-hang-ban-le-hieu-qua

Tại Việt Nam, 90% số điểm bán lẻ là các cửa hàng của hộ gia đình và được mở la liệt khắp nơi, hầu hết là tự phát, thiếu chiến lược, kế hoạch bài bản ngay từ đầu nên dễ rơi vào hoàn cảnh "càng lớn – càng khổ", khi cửa hàng càng phát triển – các chủ cửa hàng càng mất sự kiểm soát cũng là điều dễ hiểu. Cùng tham khảo các vấn đề dưới đây để có được hướng giải quyết hợp lý nhất.

1. QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Quản trị tài chính là một trong những yêu cầu không thể thiếu nếu muốn thành công dù là mô hình kinh doanh nhỏ lẻ hay doanh nghiệp quy mô lớn. Tài chính có thể nằm dưới dạng tiền, vật tư, nguyên liệu, tài sản phát sinh lúc hình thành nguồn vốn hoặc trong quá trình hoạt động như các khoản phải thu, phải trả.

Tuy nhiên không phải chuỗi cửa hàng nào cũng có thể quản lý hiệu quả lĩnh vực này, nhất là khi quy mô ngày càng mở rộng.  Bài toán người quản lý cần lời giải:

- Nguồn vốn ở đâu? Huy động vốn góp hay đi vay? Bao lâu cửa hàng mới sẽ hòa vốn?

- Dòng tiền từ bán hàng, nhập hàng, đổi trả hàng chi phí vận hành cửa hàng...

- Dòng tiền mặt, tài khoản ngân hàng của chuỗi hiện còn tồn đọng bao nhiêu.

- Tổng doanh thu bán hàng theo tháng, quý, năm…

- So sánh lợi nhuận giữa các chi nhánh

- Lợi nhuận thuần sau khi trừ hết các chi phí trong quá trình kinh doanh của chuỗi.

Quản trị tốt tài chính giúp các các nhà bán lẻ đánh giá tình hình kinh doanh của cửa hàng, chủ động trong công tác xuất, nhập kho, cắt giảm chi phí, quyết định giá sản phẩm, mức lương của nhân viên, tái đầu tư vào hoạt động kinh doanh…Từ đó, nhà quản trị có thể đưa ra những phân tích, nhận định và thay đổi kế hoạch kinh doanh kịp thời phù hợp với từng thời điểm.

2. XÂY DỰNG NGUỒN NHÂN LỰC

Hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay không chú trọng đến công tác đào tạo, các cửa hàng bán lẻ cũng không phải ngoại lệ. Nhân sự trong ngành bán lẻ thường không có tính gắn kết cao, vì họ chỉ xem đây là công việc tạm thời và sẵn sàng ra đi khi có cơ hội đến.

Bởi thế, khi tuyển dụng nhân sự mới,nhà quản lý rất cần hướng dẫn họ các quy tắc trong công việc. Xây dựng văn hóa cửa hàng cũng là cách tốt để tăng tính gắn kết nhân viên. Giúp họ hiểu đưọc công việc đang làm đóng vai trò như thế nào trong toàn bộ hệ thống, thái độ phục vụ quan trọng ra sao, nếu xảy ra sai sót sẽ ảnh hưởng ra sao đến thương hiệu chung.

kinh-nghiem-quan-ly-chuoi-cua-hang-ban-le-hieu-qua

Để xây dựng quy trình cho mình, các cửa hàng thường nhờ tới các chuyên gia tư vấn bán lẻ hoặc tự mình xây dựng quy trình sau khi tham khảo ý kiến của một số người có kinh nghiệm đi trước. Đối với cửa hàng bán lẻ, bên cạnh hiểu biết về sản phẩm, tính năng hàng hóa…nhân viên rất cần được đào tạo cách tư vấn, trả lời khách hàng, chăm sóc và giữ chân khách hàng.

Chúng ta có thể học hỏi công tác quản trị nhân sự của người Nhật. Không những họ đào tạo nhân viên từ lúc mới tuyển dụng mà trong quá trình làm việc, nhân viên còn được đào tạo lại định kỳ để nắm vững và áp dụng kiến thức trong công việc được tốt hơn.

3. SẢN PHẨM PHẢI CHẤT LƯỢNG

Theo công bố của các hãng nghiên cứu thị trường, trung bình mỗi tháng các nhà bán lẻ đang chịu thất thoát 7-12% do không kiểm soát tốt hàng hóa, chi phí. Khi mở rộng mô hình kinh doanh thành chuỗi bán lẻ, khâu quản lý hàng hóa đòi hỏi chặt chẽ và chuyên nghiệp hơn nhiều bởi số lượng, chủng loại, luân chuyển hàng giữa các chi nhánh khá phức tạp.

Đặc biệt, khâu luân chuyển hàng hoá giữa các địa điểm là khâu tốn kém và mất nhiều thời gian nhất trong bán lẻ. Kiểm soát chất lượng sản phẩm và ổn định giá bán, sản phẩm luôn đầy đủ, phong phú và phải phù hợp với từng địa điểm kinh doanh, đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng. Nếu không kiểm soát kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến khách hàng và chất lượng phục vụ, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số.

Một trong những nguyên nhân khiến nhiều người thất bại khi mở chuỗi là do không tìm được nguồn hàng chất lượng tốt, ổn định với giá cả phù hợp. Trong thời gian đầu, khi mở cửa hàng thứ hai, có thể bạn chưa xây dựng kho chứa hàng do thiếu vốn và nhân lực. Vì vậy, đảm bảo nguồn cung hàng đầy đủ, kịp thời cho các cửa hàng là một yếu tố sống còn.

Người tiêu dùng ngày nay càng ngày càng trở nên khôn ngoan. Dù dịch vụ của bạn có tốt, giá cả có rẻ đến đâu đi chăng nữa nhưng hàng hóa không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, chất lượng kém cũng sẽ khiến cửa hàng của bạn bị xa lánh. Nhiều cửa hàng sụp đổ không phải do hệ thống yếu kém mà do không thu hút được khách hàng vì nguồn cung không đủ để duy trì, hàng hóa kém phong phú, chất lượng sản phẩm dịch vụ không đồng đều.

kinh-nghiem-quan-ly-chuoi-cua-hang-ban-le-hieu-qua

4. GIỮ CHÂN KHÁCH HÀNG

Trong kinh doanh bán lẻ, ít người quan tâm đến việc quản lý dữ liệu khách hàng hay các chương trình chăm sóc và tri ân khách hàng – một phần vì thói quen cố hữu từ xưa, phần khác là do các nhà bán lẻ không biết thu thập và quản lý dữ liệu khách hàng như thế nào cho hợp lý và dễ dàng. Đặc biệt là khi quản lý số lượng khách hàng lớn của cả chuỗi cửa hàng.

Hầu hết các nhà bán lẻ đều cho rằng "khách hàng là thượng đế". Song thượng đế vào cửa hàng của chúng ta rồi về như thế nào, họ hành xử ra sao khi lựa chọn hàng hóa, yếu tố nào quyết định họ lựa chọn cửa hàng của chúng ta chứ không phải cửa hàng bên cạnh thì hầu như các quản lý không nắm rõ hoặc chỉ là phán đoán cá nhân.

Họ tới cửa hàng của chúng ta, họ có hài lòng với nhân viên giá cả và sản phẩm không? Nếu họ không hài lòng thì mình có cách nào để biết không? Khi không trả lời được các câu hỏi trên thì thực sự chúng ta không thể gọi là bán lẻ được mà phải gọi là "nơi khách hàng đến mua". Chính vì vậy khâu chăm sóc khách hàng sau bán hàng rất quan trọng: kiểm soát doanh số từng khách hàng, thông tin, tình trạng của từng khách hàng.

Trong quá trình xây dựng chuỗi, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai lầm và thất bại như: Không chuẩn bị đủ vốn, chọn sai địa điểm, không đầu tư vào quy trình, sai lầm trong tuyển dụng và đào tạo nhân sự, không ra quyết định cắt lỗ kịp thời...nếu không “làm đúng ngay từ đầu”.

Tháng 8 này, có một sự kiện vô cùng hấp dẫn dành riêng cho những ai đang có ý tưởng mở cho mình một cửa hàng kinh doanh riêng, hay phát triển cửa hàng của mình thành chuỗi: LEAD 2017 Bệ phóng kinh doanh.

Tại đây, các CEO, chuyên gia giàu kinh nghiệm trong ngành bán lẻ sẽ chia sẻ nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu mà họ đã trải qua trong quá trình gây dựng sự nghiệp từ các cửa hàng đầu tiên. Bắt đầu từ việc Học hỏi, bạn sẽ nhận được nhiều bài học đúc rút từ thành công và vô số lần thất bại của những người đi trước.

Sự kiện: LEAD - BỆ PHÓNG KINH DOANH 2017

Chủ đề tại Hà Nội: Kinh doanh bán lẻ - TỪ MÔ HÌNH ĐẾN CHUỖI

Thời gian: 8:30 - 12:00 ngày 5/8/2017

Địa điểm: TT Hội nghị Star Galaxy - 87 Láng Hạ - Ba Đình - Hà Nội

ĐĂNG KÝ NGAY: https://goo.gl/tj4TjF

------------------------------------

LEAD là chuỗi sự kiện dành cho những người đang kinh doanh bán lẻ.

Tại đây, người tham gia sẽ được gặp gỡ các CEO của những thương hiệu bán lẻ số 1 trên thị trường và được lắng nghe các chuyên gia giàu kinh nghiệm chia sẻ những kiến thức quý báu mà họ đã trải qua trong quá trình gây dựng sự nghiệp. Không chỉ là những câu chuyện thành công, mỗi CEO, chuyên gia sẽ mang kinh nghiệm của mình gói lại thành công thức, mô hình để bạn có thể học hỏi và áp dụng.

LEAD: Learn – Engage – Apply – Develop.

Với mục tiêu gây dựng một nền tảng kiến thức vững chắc để làm ‘’Đúng ngay từ khi bắt đầu’’, tại LEAD, bạn sẽ có cả một hành trình. Bắt đầu từ việc Học hỏi những bài học ngoài sách vở, Với kiến thức được đúc rút từ thành công và vô số lần thất bại của những người đi trước, bạn sẽ Trải nghiệm và chọn lọc ra điều phù hợp nhất với định hướng của mình, sau đó là quá trình Áp dụng, rút kinh nghiệm và từng bước Phát triển cửa hàng/chuỗi cửa hàng bán lẻ.

Vì vậy, chúng tôi gọi LEAD là Bệ phóng kinh doanh của bạn.

KiotViet - Phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất

  • Với 40.000 cửa hàng sử dụng
  • Giá chỉ từ: 3.000đ/ ngày

 

 

Bài viết liên quan

Facebook

Bài viết mới nhấtXem nhiều nhất