Kinh nghiệm “xương máu” khi THUÊ CHUNG MẶT BẰNG KINH DOANH

Hình thức thuê chung địa điểm kinh doanh hoặc chia sẻ mặt bằng theo giờ để các chủ cửa hàng tiết kiệm chi phí trong thời buổi kinh doanh èo uột hiện nay. Nhưng tìm được đối tác phù hợp không hề đơn giản.

1. KHÔNG ĐI CHUNG VỚI CHỦ NHÀ

kinh-nghiem-xuong-mau-khi-thue-chung-mat-bang-kinh-doanh-1

Mặt bằng kinh doanh quán ăn thường đông khách ra vào, nhân viên phục vụ bưng bê, dọn dẹp liên tục, không gian bếp toàn mùi đồ ăn nên sẽ rất bất tiện nếu đi chung với chủ nhà. Chưa kể những khi tâm trạng họ không vui, bất cứ chuyện gì cũng có thể khó chịu, nhưng vì là chủ nhà nên không người đi thuê cũng chỉ biết “ngậm bồ hòn làm ngọt”. Điều đó dẫn đến việc không thoải mái và ảnh hưởng tới chất lượng phục vụ khách hàng.

2. NGHIÊN CỨU KĨ SẢN PHẨM KINH DOANH

Một cửa hàng bán bún ốc chia sẻ mặt bằng kinh doanh cùng quán cơm thì chưa chắc đã tăng được doanh thu cho người kinh doanh. Lưu ý, sản phẩm khi kết hợp chung nên là sản phẩm bán chéo cho nhau, hỗ trợ quá trình kinh doanh, ví dụ như quán cơm kết hợp quán cafe, quán bún kết hợp với cửa hàng bán nước hoa quả,....

kinh-nghiem-xuong-mau-khi-thue-chung-mat-bang-kinh-doanh-2

3. ĐƯA RA QUY ĐỊNH RÕ RÀNG

Chia sẻ mặt bằng giúp tiết kiệm chi phí mặt bằng, thu hút thêm khách hàng,... nhưng cũng có vô số những bất tiện, như việc thời gian chồng chéo nhau, sử dụng chung đồ đạc mà không bảo quản tốt,... Chính vì vậy, dù chia sẻ về không gian hay thời gian, các chủ cửa hàng vẫn nên đưa ra các quy định rõ ràng, để hai bên có thể phối hợp hiệu quả khi kinh doanh chung.

Ví dụ với quán ăn bán ca sáng, được phép bán đến mấy giờ, đồ đạc vệ sinh ra sao, trường hợp có khách ngồi lâu thì xử lý thế nào?...

4. LƯU Ý KHI KÍ HỢP ĐỒNG

- Trong trường hợp bên B không tiếp tục kinh doanh nữa và muốn sang nhượng, bên A phải giúp đỡ vô điều kiện để bên B ký hợp đồng với người thuê mới. Cần đưa nội dung này vào điều khoản hợp đồng bởi đã có rất nhiều trường hợp chủ nhà gây khó dễ khi người thuê nhà kết thúc hợp đồng trước thời hạn.

- Đàm phán rõ diện tích thuê mặt bằng gồm những không gian nào, các phần diện tích sử dụng chung thì phải có quy định rõ ràng. Đa số các hợp đồng thuê nhà đều tính giá theo mét vuông, nhưng có những khoảng trống không sử dụng được vẫn phải trả tiền. Thậm chí có trường hợp đàm phán ban đầu có thuê cả khoảng sân, vỉa hè, hành lang, nhưng chủ nhà cũng kinh doanh và khách ra vào để chung xe ở các khu vực đó, rất bất biện cho những lúc quán đông và phải di chuyển xe đi chỗ khác để phải ưu tiên cho khách của họ.

kinh-nghiem-xuong-mau-khi-thue-chung-mat-bang-kinh-doanh-3

5. KHẢO SÁT KĨ AN NINH KHU VỰC

Đã có những tình huống “dở khóc dở cười” xảy ra, như đang kinh doanh thuận lợi, ổn định thì đột nhiên có nhóm giang hồ đến “làm luật”, với các quán ăn mới mở trong khu vực đó đều phải “đóng thuế” làm ăn, nếu không “chấp hành” sẽ bị gây khó dễ. Có trường hợp thuê mặt bằng ngay gần khu an ninh phức tạp, khách hàng phải “trải nghiệm” dùng bữa trong không gian ồn ào những lời hăm dọa, hành động thô lỗ, vì thế mà quán vắng khách dần dù đồ ăn ngon đến mấy.

Hình thức thuê chung mặt bằng kinh doanh hiện nay được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, làm thế nào để tìm được người phù hợp để chia sẻ mặt bằng?

Đăng tin miễn phí ngay vào Group Share mặt bằng - Cùng kinh doanh để tìm được đúng người, đúng thời điểm.

KiotViet - Phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất

  • Với 40.000 cửa hàng sử dụng
  • Giá chỉ từ: 3.000đ/ ngày

 

 

Bài viết liên quan

Facebook

Bài viết mới nhấtXem nhiều nhất