Đơn vị tính

Với những ngành kinh doanh có sự khác biệt trong đơn vị nhập và đơn vị bán như vật liệu xây dựng, nhà thuốc, nông sản thực phẩm, sự cần thiết của việc quản lý đơn vị tính là điều cực kì quan trọng. Ví dụ, nhà thuốc của bạn nhập về sản phẩm số lượng lớn theo thùng nhưng lại bán ra với đơn vị nhỏ hơn như: viên/vỉ/hộp hay miếng/gói/hộp hay tôn nhập kg nhưng cắt bán mét, sắt nhập kg bán cây… Điều này cản trở hoạt động bán hàng, đòi hỏi nhân viên phải tính toán quy đổi để ra giá trị của đơn hàng. Nhưng mọi chuyển sẽ trở nên đơn giản hơn nếu hàng hóa của bạn được quản lý theo các đơn vị tính. Vậy đơn vị tính là gì?

Đơn vị tính của một mặt hàng được hiểu là đơn vị mà người mua sẽ mua mặt hàng đó theo, ví dụ như một thùng mì gói, một dây sữa… Tuy nhiên, đôi khi khách hàng không muốn mua một đơn vị hàng hóa lớn như vậy mà muốn mua với số lượng nhỏ hơn, hay nói cách khác, là mua theo đơn vị cơ bản.

Đơn vị cơ bản là đơn vị nhỏ nhất của một loại hàng hóa mà bạn có thể có. Từ đơn vị cơ bản, bạn có thế dùng nó để quy đổi ra đơn vị tính có giá trị lớn hơn để sử dụng cho các loại hàng hóa khác nhau. Điều này rất hữu ích khi áp dụng cho các mặt hàng được bán theo nhiều đơn vị. Đơn cử như mặt hàng sữa tươi, bạn không nhất thiết lúc nào cũng phải bán theo đơn vị dây hoặc thùng, mà đôi khi khách hàng cũng không có nhu cầu mua nhiều đến thế. Đó là khi bạn có thể bán hàng theo đơn vị cơ bản là hộp sữa.

don vi tinh

Ảnh: Đơn vị cơ bản và các đơn vị tính được quy đổi từ đơn vị cơ bản

 

Xem thêm: Hướng dẫn quản lý đơn vị tính