6 lưu ý khi dự toán doanh thu bán hàng

Bạn làm kinh doanh và đang chuẩn bị cho những kế hoạch mới? Bạn muốn xây dựng bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh kể kêu gọi đầu tư? Một bản dự toán doanh thu chi tiết và thuyết phục sẽ giúp bạn đưa ra được những quyết định đúng đắn và thu hút các nhà đầu tư tiềm năng. Dưới đây là các gợi ý giúp bạn xác định được doanh thu bán hàng dự kiến chính xác:
 
1. Dựa vào lịch sử bán hàng. 

vai-tro-cua-cong-nghe-trong-quan-ly-ban-hang-2

Bằng việc lưu trữ lại các thông tin doanh số bán hàng đã có, bạn có thể áp dụng phương pháp bình quân di dộng, kết của dự báo kỳ sau được tính toán căn ký trên số liệu các kỳ tương ứng trướng đó. Lịch sử doanh thu bán hàng càng chính xác sẽ càng giúp bạn đưa ra những dự đoán chính xác hơn về doanh thu trong tương lai. Có nhiều cách để tổng hợp lại doanh thu bán hàng, trong đó việc sử dụng phần mềm bán hàng được coi là phương pháp khoa học và tiện lợi nhất, đảm bảo dữ liệu được cập nhật chính xác và nhanh chóng.
 
2. Lượng khách hàng. 

Dựa vào ước tính lượng khách hàng, bạn có thể dự tính lượng doanh thu tương ứng theo các số liệu khách hàng cùng kỳ với sai số trong khoảng quy định. Việc lưu lại các thông tin khách hàng cũng như lưu lượng khách hàng qua các thời gian chính là yếu tố giúp bạn có thể xác định được khoảng thời gian thuận lợi nhất cho việc kinh doanh của bạn. Thời gian có lượng khách hàng cao bạn có thể nhập nhiều sản phẩm hơn, mở rộng kênh phân phối và hình thức thanh toán, ngược lại thời gian có ít khách hàng bạn có thể mở các đợt khuyến mãi nhằm tăng cầu hoặc có thể thu hẹp quy mô kinh doanh nhằm giảm chi phí.
 
3. Chia nhỏ từng phần để tính toán. 

Ví dụ, để dự tính doanh thu của một nhà hàng, bạn cần căn cứ vào số lượng bàn/ số lượng bữa ăn dự kiến, đồ uống… theo ngày trong tuần, theo từng khung giờ mỗi ngày. Đồng thời, chú ý tới năng lực phục vụ của cửa hàng và không bao giờ đưa gia dự toán doanh thu vượt quá năng lực phục vụ của cửa hàng. Việc càng chia nhỏ các phần càng giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về năng lực của cửa hàng, từ đó có thể phát huy được các năng lực chủ chốt nhằm tăng doanh thu cho cửa hàng thay vì trải đều trên các mặt.
 6-luu-y-khi-du-toan-doanh-thu-ban-hang
4. Tham khảo xu hướng của các mặt hàng / tình huống tương tự. 

Các báo cáo phân tích xu hướng thị trường của các mặt hàng có cùng đặc điểm, mô hình doanh thu sẽ là một gợi ý để bạn tham khảo, thấy được tình hình chung của thị trường.
 
5. Lường trước yếu tố đối thủ cạnh tranh. 

Bạn cần đưa yếu tố đối thủ cạnh tranh (các đối thủ hiện tại và khả năng về các đối thủ cạnh tranh mới) khi tính toán doanh thu dự kiến. Việc tăng hay giảm đối thủ cạnh tranh có quyết định quan trọng tới việc tăng hay giảm doanh thu bán hàng của bạn. Chính vì vậy, việc quan sát các hành động của đối thủ và phân tích các đối thủ cạnh tranh mới chính là việc giúp bạn đưa ra các hành động “phản kháng” hợp lý và nhanh chóng, tránh bị thụ động và mất đi thị phần.
 
6. Đánh giá và điều chỉnh bản dự toán thường xuyên.

 Ghi lại những giả định của bạn và theo dõi tính chính xác, sự thay đổi theo thời gian. Hãy nhớ việc đưa ra con số dự toán chỉ là bước đầu tiên của quy trình.
 

KiotViet - Phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất

  • Với 40.000 cửa hàng sử dụng
  • Giá chỉ từ: 3.000đ/ ngày

 

 

Bài viết liên quan

Facebook

Bài viết mới nhấtXem nhiều nhất